Hotline: 0975.023.626
Trang chủ / Hướng Dẫn / Văn Bản Pháp lý hoá đơn điện tử Viettel / Tiêu chuẩn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Tiêu chuẩn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử


2

Thông số kĩ thuật

Điều 46. Tiêu chuẩn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

  1. Điều kiện lựa chọn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn:

1.1. Về chủ thể

  1. a) Là doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin (hoặc ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động của ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ khai thuế điện tử).
  2. b) Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:

- Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc có 05 năm hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động của ngân hàng.

- Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức (chứng minh bằng các hợp đồng kinh tế có giá trị tối thiểu 1tỷ đồng).

- Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các tổ chức với nhau.

1.2. Về tài chính:

  1. a) Có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ.
  2. b) Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
  3. c) Có trụ sở làm việc, địa điểm đặt trang thiết bị tại Việt Nam đảm bảo an toàn phù hợp với loại hình dịch vụ cung cấp.

1.3. Về nhân sự

  1. a) Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tối thiểu có 07 cán bộ trình độ đại học chuyên ngành công nghệ thông tin (chứng minh bằng bằng cấp và hợp đồng lao động).
  2. b) Đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, bảo mật về hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, quản trị cơ sở dữ liệu, am hiểu pháp luật thuế (chứng mình bằng các vị trí đã đảm nhiệm trong các dữ án triển khai)
  3. c) Đảm bảo có đội ngũ nhân viên kỹ thuật, thường xuyên trực 24 giờ trong ngày để duy trì hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.

1.4. Về kỹ thuật

  1. a) Thiết lập hệ thống phần mềm đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đáp ứng các nghiệp vụ về hóa đơn theo quy định hiện hành.

- Đáp ứng các yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và chuẩn kết nối do Tổng cục Thuế quy định và công bố công khai;

- Đảm bảo toàn bộ các giao dịch giữa người nộp thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ với cơ quan thuế phải được lưu trữ dưới dạng có cấu trúc và cho phép tra cứu trên ứng dụng theo thời gian tương ứng với dữ liệu hóa đơn;

- Đảm bảo toàn bộ nhật ký truy cập, thao tác trên ứng dụng và trên cơ sở dữ liệu phải được lưu trữ dưới dạng có cấu trúc và có thể tra cứu trên ứng dụng theo thời gian tương ứng với dữ liệu hóa đơn;

  1. b) Thiết lập hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế và kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết). Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không quá 2% tổng số giờ cung cấp dịch vụ.

- Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia; có biện pháp kiểm soát giao dịch với người nộp thuế và với cơ quan thuế.

- Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; thời gian phục hồi dữ liệu tối đa 08 giờ kể từ thời điểm hệ thống gặp sự cố.

  1. c) Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải được lưu giữ trên hệ thống và được truy cập trực tuyến.
  2. d) Dữ liệu hóa đơn điện tử trên hệ thống phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu 10 năm kể từ thời điểm phát sinh. Các thông tin này có thể được tra cứu trực tuyến trong thời gian lưu trữ nêu trên.
  3. e) Có các phương án và hệ thống dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và có các phương án xử lý tình huống bất thường, khắc phục sự cố.
  4. Giao Tổng cục Thuế quy định các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cần đáp ứng để hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có thể kết nối, trao đổi thông tin được với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Sản phẩm khác

CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG

CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG

CHI TIẾT
CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG
Tại Hội thảo “Chuyển đổi số ngành Cảng biển và Logistics” do Viettel Solutions đồng tổ chức với Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) thành phố Hải Phòng, đại diện Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng đã chia sẻ về kinh nghiệm triển khai thành công chuyển đổi số trong lĩnh vực vận chuyển & hậu cần, dựa trên chính hành trình của đơn vị.
Cảng Hải Phòng là một trong những đơn vị logistics tiên phong “mở đường” đổi mới trong điều hành, chuyển đổi số tại khu vực phía Bắc. Chuyển đổi số đã giúp cảng Hải Phòng nâng tỷ lệ khách hàng thực hiện dịch vụ cảng điện tử ePort đạt 91,78%, tỷ lệ khách hàng sử dụng cổng thông minh Smart gate là 94,5%, tương tác với gần 12.500 lái xe, 1.423 doanh nghiệp vận tải sử dụng và bỏ toàn bộ chứng từ giao nhận,...
Đại diện doanh nghiệp cho biết, muốn chuyển đổi số thành công, cần quan tâm đến những yếu tố sau:
Thống nhất chuyển đổi nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ CĐS
Xây dựng chiến lược, đề án chuyển đổi số, kế hoạch phân kỳ thực hiện
Thay đổi quy trình, ban hành quy định, chính sách về chuyển đổi số
Phát triển hạ tầng, công nghệ số
Đầu tư, phát triển nền tảng số
Tạo niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Truyền thông về chuyển đổi số
Xây dựng nguồn lực thực hiện chuyển đổi số
Chuẩn bị nguồn lực tài chính thực hiện chuyển đổi số
Hợp tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo
Nhờ đó, cảng Hải Phòng đã chuyển đổi số thành công ở hầu hết các trụ cột chính của doanh nghiệp, như:
Chuyển đổi số tại tuyến đầu càu: Tự động chụp ảnh, nhân diện tình trạng vỏ container tại tuyến cầu tàu; Ứng dụng camera đầu cần phục vụ cho giám sát, ghi nhận hoạt điều hành, khai thác tại tuyến cầu tàu; Ứng dụng hệ thống định vị dẫn hướng tự động (D.GPS) lắp đặt trên các RTG/Reach Stacker…
Chuyển đổi số tại tuyến cổng cảng: Cổng thông minh (Smart gate) với công nghệ nhận dạng; Tích hợp với các phần mềm kiểm tra và giao nhận tự động
Chuyển đổi số lĩnh vực khách hàng và quản lý tập trung: Dịch vụ cảng điện tử (ePort); App Driver tương tác giữa cảng với doanh nghiệp vận tải và các lái xe; Phần mềm chăm sóc khách hàng (CRM)
 Cùng nhiều hoạt động chuyển đổi số đang và sẽ tiếp tục thực hiện: Đầu tư xây dựng các Bến số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng; Xây dựng mô hình cảng thông minh tại Bến số 3, số 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng…
-----
HAI PHONG PORT SHARES EXPERIENCE FOR SUCCESSFUL DIGITAL TRANSFORMATION
At the seminar "Digital Transformation in the Maritime Port and Logistics Industry" jointly organized by Viettel Solutions and the Department of Information and Communications (DoIT) of Hai Phong City, representatives from Hai Phong Port Joint Stock Company shared their successful experience in implementing digital transformation in the transportation and logistics sector, based on the unit's own journey.
Hai Phong Port has been a pioneering logistics entity leading the way in innovation in operations and digital transformation in the northern region. Digital transformation has enabled Hai Phong Port to achieve a customer service rate of 91.78% through the ePort electronic port service, a 94.5% utilization rate of the Smart Gate intelligent gate, interaction with nearly 12,500 drivers, and 1,423 transport businesses utilizing paperless documentation.
The enterprise representative highlighted that for successful digital transformation, attention should be given to the following factors:
 Unified awareness of digital transformation, strengthening leadership roles and guidance to carry out the digital transformation mission.
 Developing a digital transformation strategy, plan, and phased implementation schedule.
 Changing processes, issuing regulations, and policies on digital transformation.
 Developing digital infrastructure and technology.
 Investing in and developing digital platforms.
 Building trust, ensuring cybersecurity.
 Communication about digital transformation.
 Building resources for digital transformation implementation.
 Preparing financial resources for digital transformation.
 Collaborating in research, development, and innovative creativity.
As a result, Hai Phong Port has successfully digitized most of the key pillars of the business, including:
 Digitizing the front-line route: Automated image capture, container status identification on the rail route; Application of head cameras for monitoring and recording operational activities at the front line; Implementation of an automatic guiding navigation system (D.GPS) installed on RTG/Reach Stacker equipment.
 Digitizing the port gate route: Smart gate with recognition technology; Integration with automatic inspection and documentation systems.
 Digitizing customer service and centralized management: Electronic port service (ePort); Driver App facilitating interaction between the port, transport businesses, and drivers; Customer Relationship Management (CRM) software.
 Continued digital transformation activities: Investment in constructing Berths 3 and 4 at the International Gateway Port Hai Phong; Building a smart port model at Berths 3 and 4 of the International Gateway Port Hai Phong...

 

 

CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG