Hotline: 0975.023.626
Trang chủ / Hướng Dẫn / Hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý hoá điện tử Viettel / QUY ĐỊNH VỀ BẢO HÀNH, BẢO TRÌ VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL SLA DOCUMENT

QUY ĐỊNH VỀ BẢO HÀNH, BẢO TRÌ VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VIETTEL SLA DOCUMENT


2

Thông số kĩ thuật

QUY ĐỊNH VỀ BẢO HÀNH, BẢO TRÌ VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1         HỖ TRỢ KỸ THUẬT

  • Viettel cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống của Chủ đầu tư trong quá trình triển khai, đào tạo và sau thời gian ký kết biên bản nghiệm thu tổng thể hệ thống.
  • Nhà thầu chúng tôi với đội ngũ chuyên viên, cán bộ kỹ thuật đông đảo, có chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án.
  • Chúng tôi cam kết:
    • Hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên 24/7 tất cả các ngày trong tuần.
    • Thời gian hỗ trợ 08 am - 06 pm từ thứ hai đến thứ sáu và 8h-12h sáng thứ 7 theo quy định VPB. Hỗ trợ ngoài giờ hành chính trong trường hợp can thiệp vào hệ thống như cập nhật phiên bản mới, cài đặt, sửa chữa tính năng mới
    • Với tình huống lỗi (không phải thảm họa) Thời gian khắc phục sự cố trong (h): Trong vòng 4h – 6h
    • Với tình huống lỗi (không phải thảm họa) Thời gian chấp nhận mất dữ liệu trong (h): Có thể khôi phục lại bằng bản cứng. Chấp nhận mất trong vòng 8h
    • Với tình huống thảm họa. Thời gian yêu cầu cần khắc phục sự cố trong (h): Tối đa trong 3 ngày
    • Với tình huống thảm họa. Thời gian chấp nhận mất dữ liệu trong (h): Tối đa trong vòng 1 ngày
    • Thời gian xử lý, khắc phục sự cố không quá 24 làm việc giờ kể từ khi nhận được yêu cầu từ Chủ đầu tư.
  • Đối với các yêu cầu tính năng mới, yêu cầu tích hợp hệ thống phát sinh trong quá trình sử dụng sau khi nghiệm thu, Viettel sẽ phối hợp với Chủ đầu tư để lên phương án nâng cấp, tích hợp.

1.1.         Phân loại mức độ sự cố

  • Dưới đây là bảng phân loại các mức độ sự cố

Mức độ sự cố

Định nghĩa

Thời gian hỗ trợ xử lý sự cố

Mức độ đặc biệt nghiêm trọng

Không thể tiếp tục sử dụng các phần mềm để phục vụ cho công việc kinh doanh (ví dụ như một sự cố sẽ gây ra các phần mềm không thể vận hành trong lúc nhập dữ liệu hoặc ở cuối của ngày trong môi trường thực tế).

-     Phản hồi cho VPBank bằng điện thoại sớm nhất có thể nhưng không quá 30 phút.

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 2 nếu trong vòng 60 phút vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 3 nếu trong vòng 90 phút vấn đề vấn chưa được giải quyết xong.

-     Hỗ trợ onsite cho đến khi giải quyết xong nếu sau 120 phút mà vấn đề chưa được giải quyết xong

Mức độ nghiêm trọng

Vấn đề quan trọng được định nghĩa là việc tiếp tục sử dụng của các phần mềm rất bất tiện và giảm đáng kể giá trị của nó cho Ngân hàng, tức là gây ra một hoặc nhiều chức năng của phần mềm bị lỗi

-           Không có lựa chọn thay thế thực hiện ít nhất một chức năng của phần mềm

-           Các lựa chọn thay thế không thể giúp Ngân hàng tiếp tục một số hoạt động kinh doanh trong thời gian hơn 24 giờ

-     Phản hồi cho VPBank bằng điện thoại sớm nhất có thể nhưng không quá 60 phút.

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 2 nếu trong vòng 120 phút vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 3 nếu trong vòng 180 phút vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.

-     Hỗ trợ onsite cho đến khi giải quyết xong nếu sau 240 phút mà vấn đề vẫn chưa  được giải quyết xong

Mức độ trung bình

Vấn đề vừa được định nghĩa là khi mà một chức năng của phần mềm có khiếm khuyết, nhưng lựa chọn thay thế vẫn cho phép Ngân hàng sử dụng không quá mười (10) ngày làm việc cho hoạt động kinh doanh.

-     Phản hồi cho VPBank bằng điện thoại sớm nhất có thể nhưng không quá 120 phút.

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 2 nếu trong vòng 240 phút vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 3 nếu trong vòng 480 phút vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.- Hỗ trợ onsite cho đến khi giải quyết xong nếu sau 24 giờ mà vấn đề chưa được giải quyết xong

Mức độ nhỏ

Vấn đề nhỏ được định nghĩa là một vấn đề nhỏ như in báo cáo, bất kỳ vấn đề khác không quan trọng hay một vấn đề không được phân loại ở các cấp độ trên.

-     Phản hồi cho VPBank bằng điện thoại sớm nhất có thể nhưng không quá 240 phút

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 2 nếu trong vòng 480 phút vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.

-     Chuyển tiếp yêu cầu đến mức hỗ trợ thứ 3 nếu trong vòng 48 giờ phút vấn đề vẫn chưa được giải quyết xong.

-     Hỗ trợ onsite cho đến khi giải quyết xong nếu sau 96 giờ mà vấn đề chưa  được giải quyết xong

1.2.         Quy trình xử lý sự cố

1.2.1.     Đầu mối tiếp nhận phản ánh

  • Để gửi yêu cầu bảo hành cho Viettel, VPBank liên hệ với đầu mối của dự án dưới các hình thức email/điện thoại. Nội dung yêu cầu phản ánh cụ thể bao gồm các thông tin chính sau đây:
    • Tên khách hàng.
    • Dịch vụ sử dụng.
    • ĐT liên lạc (bắt buộc).
    • Nội dung phản ánh.
  • Đầu mối tiếp nhận phản ánh của Viettel: Bộ phận chăm sóc KHDN, điện thoại liên hệ 18008000, email: vtt_cskhdn@viettel.com.vn.

1.2.2.     Luồng quy trình xử lý sự cố

  • Một số thuật ngữ và từ viết tắt:
    • CSKH: Chăm sóc Khách hàng.
    • ĐVXLSC: Đơn vị xử lý sự cố.

1.2.3.     Lưu đồ

  • Lưu đồ quy trình bảo hành và xử lý sự cố hệ thống HDDT cho VPBank như sau:

1.2.4.     Diễn giải các bước

  • Quy trình bảo hành, khắc phục sự cố phần cứng hệ thống HDDT cho VPBank bao gồm 12 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: VPBank thông báo cho Viettel về lỗi, sự cố hệ thống:

  • Khi xảy ra lỗi, sự cố trên hệ thống à VPBank thông báo sang cho Viettel để phối hợp xử lý.
    • Hình thức gửi thông báo: Gửi email và gọi điện thoại đến đầu mối Chăm sóc Khách hàng (CSKH) và cho đầu mối dự án của Viettel.
    • Nội dung thông báo: Mô tả sơ bộ về lỗi, sự cố; địa điểm xảy ra sự cố; phạm vi sự cố; mức độ ảnh hưởng của sự cố đến dịch vụ; các yêu cầu khác của VPBank nếu có.

Bước 2: Viettel (CSKH) tiếp nhận phản ánh, tạo Ticket sự cố

  • Viettel (CSKH) tiếp nhận phản ánh, tạo Ticket lỗi
  • Viettel (CSKH) phân tích sơ bộ về nguyên nhân sự cố.

Bước 3: Viettel (CSKH) thực hiện xử lý sơ bộ

  • Viettel (CSKH) thực hiện xử lý sơ bộ:
    • Nếu xử lý thành công thì chuyển xuống bước 11.
    • Nếu không xử lý được, chuyển sang bước 4.

Bước 4: Viettel (CSKH) chuyển cho đơn vị xử lý sự cố chuyên sâu

  • Sau khi phân tích và xử lý sơ bộ sự cố, nếu không xử lý được thì bộ phận CSKH Viettel sẽ chuyển thông tin cho đơn vị xử lý sự cố chuyên sâu (ĐVXLSC) để phối hợp với Khách hàng phân tích và xử lý sự cố.

Bước 5: Viettel (ĐVXLSC) phối hợp với Khách hàng phân tích lỗi, đưa ra phương án xử lý

  • ĐVXLSC Viettel sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố từ bộ phận CSKH Viettel, tiến hành phối hợp với Khách hàng (VPBank) và các đơn vị khác, đối tác, hãng,... phân tích nguyên nhân lỗi, đưa ra phương án xử lý.

Bước 6: VPBank xác nhận về lỗi và phương án xử lý:

  • Sau khi phía Viettel (ĐVXLSC) phân tích được lỗi và đề xuất phương án xử lý, phía VPBank sẽ xác nhận về phương án xử lý (việc xác nhận được thực hiện qua Email, qua điện thoại hoặc đối thoại trực tiếp).

Bước 7: VPBank và Viettel kiểm tra nguyên nhân lỗi do phần cứng hay do phần mềm:

  • Nếu lỗi do hỏng hóc phần cứng: Trả kết quả cho VPBank để làm việc với nhà cung cấp phần cứng.
  • Nếu do lỗi phần mềm (cấu hình, ứng dụng, code…): chuyển sang bước 8.

Bước 8: Sắp xếp kế hoạch, xử lý sự cố theo Phương án đề ra

  • Phía VPBank sắp xếp kế hoạch thời gian để thực hiện xử lý (sau khi phía Viettel đảm bảo các điều kiện để xử lý như về con người, phương án xử lý, kế hoạch tác động...).
  • Các bên tiến hành phối hợp xử lý sự cố theo Phương án đã đưa ra. Đối với việc tác động trên các hệ thống hiện do VPBank vận hành như hệ thống quản lý giám sát Server (UCS Manager,...), cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý, giám sát thiết bị lưu trữ,... sẽ do nhân sự của VPBank trực tiếp tác động. Phía Viettel cử cán bộ kỹ thuật (hoặc đối tác của Viettel) hỗ trợ thêm hoặc hỗ trợ về tài liệu, chỉ dẫn của các hãng.

Bước 9: VPBank và Viettel kiểm tra kết quả xử lý:

  • VPBank và Viettel kiểm tra lại kết quả xử lý, xem hệ thống đã hoạt động bình thường trở lại chưa, sự cố đã được khắc phục hoàn toàn chưa.
  • Nếu sự cố đã xử lý xong thì chuyển sang bước 10. Nếu vẫn còn lỗi thì quay lại bước 5.

Bước 10: Viettel (ĐVXLSC) trả kết quả xử lý sự cố cho bộ phận CSKH

  • Sau khi xử lý sự cố xong, ĐVXLSC Viettel gửi trả kết quả xử lý cho bộ phận CSKH để có thông tin phản hồi cho Khách hàng và cơ sở để đóng Ticket.

Bước 11: Viettel (CSKH) phản hồi kết quả cho Khách hàng, đóng Ticket:

  • Sau khi nhận thông báo kết quả xử lý sự cố từ ĐVXLSC, bộ phận CSKH Viettel phản hồi kết quả xử lý cho Khách hàng (VPBank), xác nhận kết quả và đóng Ticket sự cố.
  • Thời gian xử lý sự cố được tính bằng tổng thời gian từ khi bộ phận CSKH tiếp nhận sự cố (tạo Ticket) và đến khi kết thúc (đóng Ticket).

Bước 14: Kết thúc công việc, lưu hồ sơ

  • Sau khi kết thúc công việc xử lý sự cố, các bên tiến hành lưu hồ sơ về sự cố.

1.3.         Quy trình bảo trì

  • Bước 1 : Khi có sự cố xảy ra với hệ thống, người sử dụng gửi yêu cầu AM/ CSKH/ đầu mối hỗ trợ kỹ thuật Viettel, thông báo xử lý sự cố cho đầu mối tiếp nhận (sẽ được cung cấp sau khi ký hợp đồng) dưới hình thức email/điệnthoại/fax/văn bản hay hình thức nào khác Chủ đầu tư đề xuất
  • Bước 2: Đầu mối Hỗ trợ kỹ thuật tiếp nhận xử lý sự cố sẽ kiểm tra và phân loại sự cố (thuộc lỗi phần mềm hoặc lỗi phần cứng) chuyển bộ phận quản trị phần cứng hoặc bộ phận quản trị phần mềm hoặc yêu cầu 02 bộ phận này phối hợp thực hiện;
  • Bước 3: Bộ phận quản trị phần cứng hoặc bộ phận quản trị phần mềm tiến hành kiểm tra sự cố, xác định nguyên nhân và vị trí xảy ra lỗi.
    • Đối với các trường hợp đơn giản nằm trong khả năng giải quyết, bộ phận quản trị tiến hành khắc phục sự cố và thông báo lại đơn vị tiếp nhận để gửi phản hồi tới người sử dụng.
    • Đối với các trường hợp phức tạp nằm ngoài khả năng giải quyết, bộ phận quản lý liên hệ với đầu mối đơn vị chịu trách nhiệm bảo hành, bảo trì để phối hợp xử lý và thông báo lại kết quả cho người sử dụng.
  • Bước 4: Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật kiểm tra lại kết quả xử lý sự cố và thông báo kết quả cho Chủ đầu tư.
  • Bước 5: Tất cả các quá trình xử lý các phản ánh, sự cố đều được quản lý và lưu vết bằng hệ thống chăm sóc khách hàng của Viettel.

1.4.         Phương thức hỗ trợ

  • Viettel cam kết hỗ trợ qua 3 phương thức xử lý cụ thể như sau:
    • Hỗ trợ qua đường dây nóng (hotline) – CSKH Viettel.
    • Hỗ trợ từ xa qua email;
    • Hỗ trợ trực tiếp tại vị trí triển khai,sử dụng.

2         QUY ĐỊNH BẢO HÀNH

2.1       Bảo hành

  • Hệ thống được Nhà thầu thực hiện miễn phí trong suốt thời gian triển khai và Phần mềm sẽ được bảo hành trong khoảng thời gian 36 tháng sau khi bàn giao, nghiệm thu hệ thống. Hệ thống được bảo hành 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, 12 tháng/năm để tiếp nhận hỗ trợ, xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động.

2.2       Cam kết đối với bảo hành

  • Viettel có trách nhiệm bảo hành đối với tất cả các phần mềm và các thành phần đi kèm được triển khai thuộc gói thầu này.
  • Quy định về giải quyết sự cố: Trong suốt thời gian bảo hành, Viettel cam kết thực hiện kịp thời các công việc cần thiết để khắc phục nhược điểm hoặc hư hại trong hệ thống kể từ khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư. Viettel sẽ nêu rõ phương án thực hiện và nhân sự hỗ trợ kỹ thuật, xử lý sự cố trong thời gian bảo hành đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.
  • Hình thức tiếp nhận thông báo: Viettel sẽ tiếp nhận các thông báo của Chủ đầu tư về các hư hỏng, khuyết tật phát sinh, lỗi hệ thống ngay sau khi phát hiện sự cố theo các hình thức: điện thoại, fax, email.
  • Hình thức bảo hành: tại chỗ (On-site)/ từ xa nếu mức độ lỗi trung bình/nhỏ.
  • Trường hợp hết hạn bảo hành, Viettel đảm bảo cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng khi bên mời thầu có yêu cầu, hoặc tư vấn, cung cấp danh sách đối tác thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành, khai thác...phù hợp nhất theo yêu cầu của bên mời thầu.

2.3       Quy trình bảo hành

Trách nhiệm

Các bước thực hiện

Mô tả

1.   Chủ đầu tư

 

 

 

 

2.   Ban dự án  phía chủ đầu tư (theo phương án tổ chức dự án)

Ban dự án phía chủ đầu tư kiểm tra yêu cầu thuộc phạm vi bảo hành không?

3.   Cán bộ hỗ trợ Viettel

Đại diện Viettel kiểm tra yêu cầu bảo hành có trong nội dung bảo hành không ?

4.   Đội ngũ sản xuất (QTDA, GP, PT, KT, QA)

 

Tiến hành sửa

5.   Ban dự án  phía chủ đầu tư

Nghiệm thu chương trình nâng cấp.

6.   Chủ đầu tư

Kiểm tra kết quả sửa so với yêu cầu bảo hành

7.   Kêt thúc

 

 

  • Theo quy trình trên, để gửi yêu cầu bảo hành cho Viettel, chủ đầu tư liên hệ với đầu mối của dự án (sẽ được cung cấp sau khi ký hợp đồng) dưới hình thức email/điện thoại/fax/văn bản hay hình thức nào khác mà bên chủ đầu tư đề xuất. Nội dung yêu cầu phản ánh cụ thể bao gồm các thông tin chính sau đây:
    • Tên khách hàng.
    • Dịch vụ sử dụng.
    • ĐT liên lạc (bắt buộc).
    • Nội dung phản ánh.
  • Hệ thống hỗ trợ dịch vụ của Viettel sẽ phân tích, nếu các phản ảnh và yêu cầu của khách hàng gửi lên là các tình huống sử dụng không đúng chức năng chương trình thì sẽ nhận được hỗ trợ ngay lập tức.
  • Viettel có bộ phận tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại, email nhằm đảm bảo sẵn sàng phục vụ khách hàng;
  • Dựa trên thông tin nhận được, cán bộ kỹ thuật của Viettel sẽ phân loại sự cố từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp để khắc phục.

3         QUY ĐỊNH BẢO TRÌ

  • Viettel sẽ cung cấp 36 tháng bảo trì sau khi hết thời gian bảo hành.
  • Dịch vụ bảo trì cung cấp cho đầy đủ các hạng mục phần mềm bao gồm nâng cấp/cập nhật miễn phí các phiên bản phần mềm (nếu có).
  • Viettel sẽ cung cấp tài liệu quy trình bảo trì chi tiết Chủ đầu tư nắm bắt và phối hợp thực hiện.

3.1       Cam kết đối với bảo trì

  • Cam kết về giải quyết sự cố: Trong suốt thời gian bảo trì, Nhà thầu cam kết thực hiện kịp thời các công việc cần thiết để khắc phục nhược điểm hoặc hư hại trong của hệ thống kể từ khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư.
  • Viettel cam kết nêu rõ phương án thực hiện và nhân sự thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, xử lý sự cố trong thời gian bảo hành đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.
  • Hình thức tiếp nhận thông báo: Viettel sẽ tiếp nhận các thông báo của Chủ đầu tư về các hư hỏng, khuyết tật phát sinh, lỗi hệ thống ngay sau khi phát hiện sự cố theo các hình thức: điện thoại, fax, email.
  • Hình thức bảo trì: tại chỗ (On-site) và từ xa (Off-site). Đối với thiết bị phần cứng (nếu có cung cấp) nhà thầu sẽ bảo trì tại chỗ (on-site)

3.2       Cam kết khác

  • Trong quá trình cung cấp dịch vu, nếu có phiên bản mới (nâng cấp, phát hành bản mới hoặc bản sửa lỗi, thời gian thực hiện định kỳ) nâng cấp từ phía Nhà thầu. Nhà thầu sẽ có thông báo tới Chủ đầu tư thông qua: Email, liên lạc trực tiếp bằng điện thoại hoặc SMS để thông báo.
  • Kế hoạch cập nhật sẽ được Nhà thầu xây dựng, chi tiết bao gồm:
    • Kế hoạch cập nhật
    • Phương pháp kiểm tra cấu hình, phiên bản trước khi cập nhật
    • Quy trình cập nhật
    • Công cụ của nhà thầu được dùng để kiểm tra và cập nhật hệ thống
  • Chủ đầu tư sẽ dựa vào các tài liệu trên để đánh giá tính khả thi, khả năng ảnh hướng đến hệ thống và ra quyết định có đồng ý cho Nhà thầu thực hiện cập nhật phần mềm.
  • Nhà thầu cam kết việc xây dựng các tính năng mới, bổ sung các tính năng đặc biệt không có trong Hồ sơ yêu cầu sẽ được Nhà thầu đánh giá và gửi lại bản phương án tính phí cũng như phương án xây dựng tính năng đó để Chủ đầu tư đánh giá tính khả thi thực hiện.

 

 

Hà Nội, ngày  12   tháng  10  năm 2018

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU

TUQ.TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL

 

 

Sản phẩm khác

CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG

CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG

CHI TIẾT
CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG
Tại Hội thảo “Chuyển đổi số ngành Cảng biển và Logistics” do Viettel Solutions đồng tổ chức với Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) thành phố Hải Phòng, đại diện Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng đã chia sẻ về kinh nghiệm triển khai thành công chuyển đổi số trong lĩnh vực vận chuyển & hậu cần, dựa trên chính hành trình của đơn vị.
Cảng Hải Phòng là một trong những đơn vị logistics tiên phong “mở đường” đổi mới trong điều hành, chuyển đổi số tại khu vực phía Bắc. Chuyển đổi số đã giúp cảng Hải Phòng nâng tỷ lệ khách hàng thực hiện dịch vụ cảng điện tử ePort đạt 91,78%, tỷ lệ khách hàng sử dụng cổng thông minh Smart gate là 94,5%, tương tác với gần 12.500 lái xe, 1.423 doanh nghiệp vận tải sử dụng và bỏ toàn bộ chứng từ giao nhận,...
Đại diện doanh nghiệp cho biết, muốn chuyển đổi số thành công, cần quan tâm đến những yếu tố sau:
Thống nhất chuyển đổi nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện nhiệm vụ CĐS
Xây dựng chiến lược, đề án chuyển đổi số, kế hoạch phân kỳ thực hiện
Thay đổi quy trình, ban hành quy định, chính sách về chuyển đổi số
Phát triển hạ tầng, công nghệ số
Đầu tư, phát triển nền tảng số
Tạo niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Truyền thông về chuyển đổi số
Xây dựng nguồn lực thực hiện chuyển đổi số
Chuẩn bị nguồn lực tài chính thực hiện chuyển đổi số
Hợp tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo
Nhờ đó, cảng Hải Phòng đã chuyển đổi số thành công ở hầu hết các trụ cột chính của doanh nghiệp, như:
Chuyển đổi số tại tuyến đầu càu: Tự động chụp ảnh, nhân diện tình trạng vỏ container tại tuyến cầu tàu; Ứng dụng camera đầu cần phục vụ cho giám sát, ghi nhận hoạt điều hành, khai thác tại tuyến cầu tàu; Ứng dụng hệ thống định vị dẫn hướng tự động (D.GPS) lắp đặt trên các RTG/Reach Stacker…
Chuyển đổi số tại tuyến cổng cảng: Cổng thông minh (Smart gate) với công nghệ nhận dạng; Tích hợp với các phần mềm kiểm tra và giao nhận tự động
Chuyển đổi số lĩnh vực khách hàng và quản lý tập trung: Dịch vụ cảng điện tử (ePort); App Driver tương tác giữa cảng với doanh nghiệp vận tải và các lái xe; Phần mềm chăm sóc khách hàng (CRM)
 Cùng nhiều hoạt động chuyển đổi số đang và sẽ tiếp tục thực hiện: Đầu tư xây dựng các Bến số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng; Xây dựng mô hình cảng thông minh tại Bến số 3, số 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng…
-----
HAI PHONG PORT SHARES EXPERIENCE FOR SUCCESSFUL DIGITAL TRANSFORMATION
At the seminar "Digital Transformation in the Maritime Port and Logistics Industry" jointly organized by Viettel Solutions and the Department of Information and Communications (DoIT) of Hai Phong City, representatives from Hai Phong Port Joint Stock Company shared their successful experience in implementing digital transformation in the transportation and logistics sector, based on the unit's own journey.
Hai Phong Port has been a pioneering logistics entity leading the way in innovation in operations and digital transformation in the northern region. Digital transformation has enabled Hai Phong Port to achieve a customer service rate of 91.78% through the ePort electronic port service, a 94.5% utilization rate of the Smart Gate intelligent gate, interaction with nearly 12,500 drivers, and 1,423 transport businesses utilizing paperless documentation.
The enterprise representative highlighted that for successful digital transformation, attention should be given to the following factors:
 Unified awareness of digital transformation, strengthening leadership roles and guidance to carry out the digital transformation mission.
 Developing a digital transformation strategy, plan, and phased implementation schedule.
 Changing processes, issuing regulations, and policies on digital transformation.
 Developing digital infrastructure and technology.
 Investing in and developing digital platforms.
 Building trust, ensuring cybersecurity.
 Communication about digital transformation.
 Building resources for digital transformation implementation.
 Preparing financial resources for digital transformation.
 Collaborating in research, development, and innovative creativity.
As a result, Hai Phong Port has successfully digitized most of the key pillars of the business, including:
 Digitizing the front-line route: Automated image capture, container status identification on the rail route; Application of head cameras for monitoring and recording operational activities at the front line; Implementation of an automatic guiding navigation system (D.GPS) installed on RTG/Reach Stacker equipment.
 Digitizing the port gate route: Smart gate with recognition technology; Integration with automatic inspection and documentation systems.
 Digitizing customer service and centralized management: Electronic port service (ePort); Driver App facilitating interaction between the port, transport businesses, and drivers; Customer Relationship Management (CRM) software.
 Continued digital transformation activities: Investment in constructing Berths 3 and 4 at the International Gateway Port Hai Phong; Building a smart port model at Berths 3 and 4 of the International Gateway Port Hai Phong...

 

 

CẢNG HẢI PHÒNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG

6 LỢI ÍCH CỦA DATA ANALYTICS ĐỐI VỚI NGÀNH VẬN TẢI VÀ LOGISTICS

6 LỢI ÍCH CỦA DATA ANALYTICS ĐỐI VỚI NGÀNH VẬN TẢI VÀ LOGISTICS

CHI TIẾT
6 LỢI ÍCH CỦA DATA ANALYTICS ĐỐI VỚI NGÀNH VẬN TẢI VÀ LOGISTICS
Trong kỷ nguyên số hiện nay, Phân tích dữ liệu (Data Analytics) được coi là năng lực nền tảng trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Các chuyên gia dự đoán, 5 năm tới, Data Analytics sẽ tiếp tục tác động lớn ở các ngành như: Bán lẻ và Hàng tiêu dùng nhanh, Khu vực công, Vận tải và Logistics, BFSI,..
Đối với ngành Vận tải và Logistics, Data Analytics đem lại 6 lợi ích nổi bật là:
• Tối ưu công tác điều độ cảng: Dựa vào lịch tàu cập bến, kích thước tàu tại cảng để giảm thiểu độ trễ và thời gian giải phóng tàu.
• Quản lý tài sản: Thu thập thông tin về trạng thái của container rỗng tại cảng, hỗ trợ đưa ra quyết định bảo trì sửa chữa nhằm tối ưu chi phí.
• Theo dõi việc vận chuyển hàng hóa: Giảm tải rỗng giữa các cảng với nhau.
• Theo dõi việc vận chuyển hàng hóa, lượng container hàng, container rỗng, hỗ trợ ra quyết định giảm tải container.
• Quản lý vòng đời container: Phân tích vòng đời của 1 container từ khi nhập bãi, xuất bãi, sửa chữa.
• Quản lý kho bãi: Theo dõi thời gian tồn trong kho bãi của container hàng để có các chính sách giá theo thời gian tồn bãi phù hợp.
• Quản lý đội xe Rơ moóc: Người điều hành theo dõi số lượng xe còn, lượng xe đang lưu hành để dễ dàng điều phối.
Với nền tảng hạ tầng số lớn nhất Việt Nam và sở hữu các công nghệ 4.0 như AI, Big Data và IoT, SmartSolutions cung cấp giải pháp Hồ Dữ liệu (Data Lake), giúp các doanh nghiệp Vận tải và Logistics phân tích và dự báo kết quả kinh doanh dễ dàng, phân tích để tối ưu vị trí kho bãi, đưa ra chiến lược giá, dự báo hỏng hóc, bảo dưỡng vận hành, phân loại khách hàng.
Nhờ đó, các doanh nghiệp Vận tải và Logistics có góc nhìn toàn cảnh về tình hình kinh doanh, tối ưu hoạt động điều hành và hiểu chân dung khách hàng một cách rõ ràng hơn.
-----
6 BENEFITS OF DATA ANALYTICS FOR THE TRANSPORTATION AND LOGISTICS INDUSTRY
In digital era, Data Analytics is considered a fundamental competency in the digital transformation process for businesses.
Experts predict that in the next 5 years, Data Analytics will continue to have a major impact in some industries such as: Retail and FMCG, Public Sector, Transportation and Logistics, BFSI, etc.
For the Transportation and Logistics industry, Data Analytics brings 6 outstanding benefits:
• Optimize port dispatching work: Based on ship arrival schedule and ship size at port to minimize delay and ship release time.
• Asset management: Collect information about the status of empty containers at the port, support making maintenance and repair decisions to optimize costs.
• Track the transportation of goods: Reduce empty loads between ports.
• Monitor the transportation of goods, the amount of cargo containers, empty containers, and support decision-making to reduce container load.
• Container life cycle management: Analyze the life cycle of a container from import, export, and repair.
• Warehouse management: Monitor the inventory time of containers to have appropriate pricing policies based on inventory time.
• Trailers management: Operators track the number of vehicles available and the number of vehicles in circulation for easy coordination.
With the largest digital infrastructure platform in Vietnam and possessing 4.0 technologies such as AI, Big Data and IoT, SmartSolutions provides Data Lake, helping businesses in Transport and Logistics industry analyze and forecast business results, optimize warehouse locations, provide pricing strategies, forecast failures, maintain operations, and classify customers. Transport and Logistics businesses will have a panoramic view of the business situation, optimize operating activities and understand customer profiles more clearly.

 

Bộ 6 sản phẩm, dịch vụ của Smart Solutions giúp các doanh nghiệp khai thác dữ liệu hiệu quả

Bộ 6 sản phẩm, dịch vụ của Smart Solutions giúp các doanh nghiệp khai thác dữ liệu hiệu quả

CHI TIẾT
Các chuyên gia thường ví Dữ liệu là vàng, là dầu mỏ trong kỷ nguyên số. Nhưng nếu không tổ chức hệ thống dữ liệu để có thể phân tích được, thì không thể khai thác "mỏ vàng" này hiệu quả.
Smart Solutions đã nghiên cứu và triển khai bộ 6 giải pháp, dịch vụ có thể giải bài toán làm sao để khai thác dữ liệu số tạo ra giá trị.
1. Smart Data Platform: Nền tảng giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai một hệ thống Big Data nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm nguồn lực cho việc phát triển các sản phẩm dựa trên dữ liệu doanh nghiệp.
2. Smart Machine Learning Platform: Nền tảng được sử dụng trong các giải pháp triển khai các use case phân tích dữ liệu chuyên sâu.
3. Dịch vụ triển khai Customer 360: Dịch vụ tổng hợp, hợp nhất dữ liệu khách hàng và phân khúc khách hàng tìm ra những đặc điểm chung, gợi ý các sản phẩm phù hợp đến từng khách hàng.
4. Customer Data Platform Nền tảng hoàn chỉnh để thực hiện triển khai một hệ thống Customer 360 nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cho doanh nghiệp.
5. Dịch vụ triển khai Data Lake: Tích hợp, chuẩn hóa, truy vấn khai thác khối lượng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (bao gồm có cấu trúc, phi cấu trúc và bán cấu trúc).
6. Dịch vụ phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu chuyên sâu dựa trên nền tảng vMLP để mang lại giá trị từ khối dữ liệu từ khách hàng.