Các bước cần nắm khi làm thủ tục đăng ký hoá đơn điện tử Viettel với cơ quan thuế
1. Điều kiện khởi tạo hóa đơn điện tử
Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế
Cơ sở hạ tầng: địa điểm, truyền tải, mạng, thiết bị
Nhân sự đề triển khai
Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán
Có các quy trình sao lưu khôi phục dữ liệu
2. Nội dung hóa đơn điện tử
Tên, ký hiệu, ký hiệu mẫu, số thứ tự
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Chữ ký điện tử
Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt
3. Phát hành hóa đơn điện tử
Bước 1: Gửi quyết định áp dụng HĐĐT (PL1 – Thông tư 32/2011/TT-BTC)
Bước 2: Gửi Thông báo phát hành kèm hóa đơn mẫu.
Lưu ý: DN có thể tự xây dựng phần mềm hóa đơn điện tử hoặc thông qua tổ chức trung gian
4. Sử dụng hóa đơn điện tử
Phải thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử
Nội dung trên hóa đơn: Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC
Lập hóa đơn điện tử
Gửi hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán:
Gửi trực tiếp: gửi qua email, qua website
Gửi qua tổ chức trung gian
5. Xử lý đối với hóa đơn đã lập
Hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, chưa cung ứng hàng hóa dịch vụ và chưa khai thuế nếu có sai sót: hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người mua và lập hóa đơn thay thế
Hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử và lập hóa đơn điều chỉnh
6. Một số lưu ý khi sử dụng HĐĐT